Ngày nay, in ấn đã trở thành một trong những ngành chủ đạo của nền công nghiệp Việt Nam dù đây là ngành có lịch sử “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều lĩnh vực khác. Nó không chỉ là phương tiện lưu trữ thông tin mà còn là phương tiện truyền thông hiệu quả thông qua dịch vụ in hộp giấy cao cấp hay túi giấy chẳng hạn.

Con người bắt đầu biết tới ngành in từ năm 175 sau công nguyên tại triều đại nhà Hán, Trung Quốc. Khi đó, in ấn còn khá thô sơ và đơn giản, phương tiện, kỹ thuật, chất liệu in cũng không đòi hỏi cao. Đây cũng chính là “chiếc nôi”đầu tiên cho ngành in Việt Nam sau này.

Sự phát triển bùng nổ của ngành in tại Trung Quốc mở rộng dần sang Hàn, Nhật, thậm chí cả Châu Âu và cho tới thời đại Hậu Lê, ngành in bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam nhờ công lao của sứ giả Thám hoa Lương Như Hộc. Lương Như Hộc là sứ giả Việt Nam, đã 2 lần sang Trung Quốc kết giao tình bằng hữu. Nhân chuyến thăm sứ 2 lần, ông nhận thấy, bên nước bạn có ngành nghề độc đáo, lại có thể lưu giữ thông tin lâu dài. Vì vậy, ông đã học hỏi công nghệ khắc bản gỗ in tại đây và sau này truyền lại cho dân làng Liễu Tràng, Hồng lục (nay là Gia lộc, tỉnh Hải Dương). Ông chính là ông tổ sáng lập ra nghề in ấn tại Việt Nam để sau này phát triển mạnh mẽ, trở thành dịch vụ phổ biến trong xã hội với các loại in công nghiệp như in hộp giấy, in catalogue, in túi giấy giá rẻ,…

Nhờ công lao của ông, người dân làng Liễu Trang không ngừng học tập để trở thành làng in lớn nhất thời bấy giờ, in ấn hàng trăm loại sách, trong đó bộ “Đại Việt Sử ký toàn thư” cũng bắt nguồn từ đây. Tiếng tăm làng in Liễu Tràng ngày càng được vang xa, tên tuổi thám hoa Lương Như Hộc cũng được người dân khắp xứ ngưỡng mộ. Sau này, để tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ông tổ làng in, dân Liễu Tràng còn lập đền thờ khi ông mất và tôn ông là thành hoàng.

Lang In Lieu Trang

Tiếng tăm làng in Liễu Tràng ngày càng được vang xa cho đến tận ngày nay

Những năm về sau, ngành in ngày càng được mở rộng, phục vụ cho kháng chiến và bước vào thời bình, phục vụ công cuộc đổi mới trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Cho đến nay, ngành in không chỉ tập trung in sách, lưu trữ thông tin, mà nó còn phát triển rộng hơn trong in ấn công nghiệp như in hộp giấy cao cấp, túi giấy, brochure,… với mục đích marketing, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người dùng.

Từ việc in ấn thô sơ, không yêu cầu về kỹ thuật, giờ đây, in ấn tại Việt Nam có cả dây chuyền công nghệ tiên tiến, hàng trăm công ty dịch vụ in được thành lập, kỹ thuật cao, nét in đẹp, sáng, rõ nét, không mờ, in được trên mọi chất liệu. Đặc biệt trong lĩnh vực in túi giấy, bao bì sản phẩm, kỹ thuật càng được đề cao hơn cho thấy tầm quan trọng của dịch vụ này cũng như sự phát triển của ngành in ngày một lớn mạnh và không ngừng vươn xa hơn.